Lịch sử chùa Cương Xá

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CHÙA CUƠNG XÁ

Nam mô Bản Sử Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Hòa Thượng Thích Thanh Sam - Phó phấp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Kính Thưa bà Đặng Thị Bích Liên - Thường vụ Tỉnh Ủy – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương
- Kính thưa chư quý vị đại biểu khách quý
- Kính bạch chư tôn đức Tăng Ni cùng quý vị tín đồ phật tử và toàn thể đạo tràng dự đại lễ động thổ chùa Cương Xá, xã Tân Hưng, TP Hải Dương
Hôm nay trong không khí vui mừng phấn khởi của đại lễ động thổ chùa Cương Xá, lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt cán bộ và nhân dân thôn Cương Xá xin kính chúc chư tôn đức Tăng Ni, quý vị đại biểu quan khách, quý phật tử và nhân dân xa gần lời chào trân trọng nhất. Chúc đại lễ thành công tố đẹp.

- Kính thưa quý vị

     Sau đây tôi xin tóm tắt lịch sử của làng cũng nhu của chùa Cuơng Xá.

Làng Cương Xá trước kia có tên là Khương Xá Thôn, Đông Liễu Xã, Mỹ xá tổng,Tứ kỳ phủ. Sauk hi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, làng đổi tên thành thong Cương Xá, xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương. Trong làng có 8 dòng họ là hộ Đỗ, hộ Nguyễn, hộ Phan, họ Hồ, họ Hoàng và họ Bùi. Làng Cương Xá phía Nam giáp với làng Đông Quan, Phía đông giáp với thôn Bảo Thái, Đến nay có 1120 nhân khẩu, có 315 hộ, 255 nóc nhà, có đình làng, 1 nghè và 1 chùa đã có từ rất lâu đời.

     Các chứng tích như sắc phong câu đối, đại tự văn bia còn lưu lại tại đình và chùa. Đình làng xưa kia ở giữa làng, sau khi chuyển về gần chùa là năm 1935. Đến nay đình làng có từ thời Lý , thế kỷ XI được các triều đại phong cho 4 chữ vàng là: Lí triều Huân Tướng , có 4 đạo sắc phong. Hàng năm mở hội vào ngày 13>15 tháng giêng.
Chùa Cương Xá được trùng tu lần đâu là đời Lê Năm thứ IX đến nay đã là 588 năm, toàn khuôn viên chùa có diện tích 7385m. 1 ngôi chùa cổ nằm trền gò đất cao, tên chùa là Quỳnh Khâu tự, gồm 5 gian nhà thờ 3 gian hậu cung, bên phải là 5 gian nhà thờ Tôr, bên trái là 5 gian nhà thờ Mẫ và hậu Phật. Với kiểu hình chữ công (nội công ngoại quốc) 1 giếng nước trong xanh, nhân dân ra gánh nước về sinh hoạt hang ngày. Tương truyền rằng ăn giếng chùa, con gái làng Cương rất xinh đẹp, nhưng lại rất hay chết yểu. Sau đó sư tổ và nhân dân đã lấp giếng bên tay trái của chùa đi và đào 1 giếng mới bên tây phải chùa. Trong vườn có nhiều loại cây cổ thụ lâu năm. Đặc biệt có 4 cây gỗ trò chỉ rất to. Khi đất nước chiến tranh, chùa và đình đều bị tàn phá hết, sự cụ chạy loạn rồi sơ tán ở đâu không rõ. Sau hòa bình lập lại, mãi đến năm Việt nam dân chủ công j hòa thứ 2 tức năm 1946, nhân dân bắt tay vào xây dựng lại được 3 gian chủa nhỏ và 2 gian hậu cung. Để tưởng nhớ sư cụ trụ trì, nhân dân đã tạc tượng thờ và lấy ngày 14 tháng 7 là ngày giỗ tổ hang năm của dân làng.

    Đình làng làm kho chứa thóc cho hợp tác xã. Đất chùa làm trưởng tiểu học và Tâu quốc về ở trọ khi sơ tán. Lúc đó chùa tan hoang, cây cổ thụ bị chặt phá, chùa chỉ còn là 1 nền đất trống và mấy văn bia còn lại và 1 quả chuông cổ, 7 pho tượng cổ và 1 cây đại cổ vẫn xanh tươi, có dáng rồng lượn trước cửa chùa, đó là chứng tích, niềm tự hào của nhân dân làng Cương Xá.

     Đến khi đất nước hoàn toàn độc lập, nhân dân cương xá lại bắt tay vào việc tái kiến thiết lại cơ sở vật chất của dân làng. Đạo phật với bề dầy của lịch sử đã ăn sâu vào tâm khảm của những người dân đất việt, từ thôn que cho đến thành phố. Nếu chúng ta không có phần tâm linh thì thiếu hụt một phần của đời người. Khi cuộc sống no đủ chung ta sẽ đi tìm lại những giá trị văn hóa của ông cha để lại cho con cháu noi theo. Xét từ khía cạnh đó cũng như thực hiện nghị quyết TW 5 khóa VIII là duy trì và bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ ý nghĩa thiết thực đó tín đò và nhân dân thôn Cương xá đã đồng long nhất trí làm lễ Hòa Thượng Thích Thiện Kỳ xin thỉnh Đại Đức Thích Thanh Cường về trụ trì chùa Cuơng Xá chính thức nhập tự vào ngày 18/3/1996. Từ ngày đại đức về trụ trì đã cùng dân làng xây dựng lại cổng đình và trung tu lại đình cổ, Đại đức đã mua nguyên vật lieu, thuệ thợ về tại chùa, đóng 15 vạn gạch ba – banh, xây quây toàn bộ diện tích đất chùa và t rồng vải nhãn là 120 cây ăn quả, năm 1997 xây 5 gian nhà tổ. Năm 2000 xây phủ mẫu. Năm 2002 xây cổng tam quan. Năm 2004 sửa sang tu bổ các công trình phụ trợ. Đến nay ngôi chùa Cương Xá đã được nhiều bà con phật tử biết đến. Gắn với tâm linh là pho tượng Đức chúa ông chùa cương xá rất linh thiêng. Đồng thời cũng là cai quản nội tự, vì vậy những gia đình than nhân ở trong dân cũng như thành phố Hải Dương qua đời đều vào chùa Cương Xá xin bùa và nhợ độ niệm. Vì phía trong cầu Cương ngày xưa thuộc về đất làng Cương Xá sau cắt cho công trình môi trường đô thị cho nên mới có tên gọi là nghĩa trang Cầu Cương

      Nay nhà chùa cũng như nhân dân xét thấy ngôi chùa đang bị xuống cấp với lại rất nhỏ, chỉ chứa được 20 người ngồi lễ phật. Từ ý nghĩa đó Đại Đức đã họp cấp ủy và chính quyền trong dân thôn lấy ý kiến. Khi đã có ý kiến nhất trí, chính quyền đã cho tổ chức hợp toàn dân, trên dưới 1 lòng toàn đồng ý xây cảnh phật. Sau đó Đại Đức đã làm các thủ tục pháp lý cần thiết. Thực hiện theo quy của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo cũng như quy định chung của nhà nước. Đến nay thủ tục cấp phép đã có, nhà chùa và làng vô cùng phấn khởi tổ chức lễ động thổ xây lại ngôi Tam Bảo trở về đúng vị trí ban đầu nhưu văn bia nghi lại, rất to đẹp và quy mô. Đến nay ước nguyện của Đại Đức đã đạt được bước đầu là làm lễ khởi công, xây dựng lại theo nguyên bản vẽ trong quy hoặch.

      Cuối cùng xin chúc quý vị đại biểu cùng toàn thể Tăng Ni, tín đồ phật tử, các nhà hảo tâm đã đến dự và phát tâm công đức.